Mỹ luôn được coi là “thiên đường” của giáo dục quốc tế. Du học tại đây, học sinh sinh viên sẽ được tiếp cận với môi trường giáo dục chất lượng hàng đầu. Cùng du học Easygo tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ ngay trong bài viết dưới đây!
Hệ thống giáo dục Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ là sự tổng hòa giữa các trường đại học nổi tiếng thế giới với chất lượng giáo dục, đào tạo hiện đại.
Và các trường đại học của Mỹ luôn đi đầu về các lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật giáo dục nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có thể sử dụng thiết bị và các tài liệu học tập tốt.
Hiện nay, nước Mỹ có gần 5,000 trường cao đẳng, đại học với các khóa học và sau đại học cho hơn 900 chuyên ngành khác nhau, điều này tạo nhiều cơ hội cho sinh viên có thêm những lựa chọn phù hợp.
Hệ thống giáo dục Mỹ chia thành nhiều chương trình học như:
Chương trình Tiểu học và Trung học
Trước khi bắt đầu chương trình giáo dục bậc cao, học sinh tại Mỹ sẽ học 12 năm cho hệ Tiểu học và Trung học.
Học sinh bắt đầu chương trình tiểu học tại Mỹ khi 6 tuổi.
Đối với bậc trung học, học sinh phải hoàn thành chương trình lớp 5 của bậc tiểu học, học sinh sẽ bước vào trung học.
Bậc trung học bao gồm middle school/ junior high school (lớp 6 – lớp 8) và high school (lớp 9 – lớp 12).
Chương trình Đại học
Chương trình Đại học hay còn được gọi là chương trình Cử nhân. Đây chính là chương trình đầu tiên trong hệ thống chương trình giáo dục bậc cao ở Mỹ.
Sinh viên sẽ mất khoảng 4 năm để tốt nghiệp và lấy bằng. Và đối với bậc đại học sinh viên sẽ có 2 lựa chọn:
Cao đẳng hệ 2 năm (Junior or Community College):
- Học sinh sẽ học 2 năm tại các trường Cao đẳng và khi hoàn tất học sinh sẽ nhận được bằng Associate (Associate degree).
- Sau đó sẽ chuyển tiếp lên học 2 năm tại các trường Đại học để lấy bằng Cử nhân.
Đại học (Senior college or University): Học sinh sẽ nhận bằng Cử nhân (Bachlor degree).
Chương trình Thạc sĩ
Chương trình sau Đại học, sinh viên sẽ lấy bằng Thạc sĩ. Điều kiện học chương trình là sinh viên đã tốt nghiệp Đại học và có mong muốn học lên cao hơn.
Đây là chương trình cần thiết nếu bạn muốn làm các công viên chủ chốt, muốn nghiên cứu sâu hơn.
Chương trình Cao học thường do các phòng ban ở trường học quản lý riêng. Điều kiện theo học chương trình Thạc sĩ cũng tương đối khắt khe khi sinh viên phải đạt các bài kiểm tra đầu vào như: LSAT, GRE, GMAT, MCAT.
Mỗi trường học, ngành học lại có những yêu cầu khác nhau. Sinh viên cần tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu trên nếu có nhu cầu du học.
Thời gian hoàn thành chương trình du học Thạc sĩ Mỹ là 1 đến 2 năm. Sinh viên phải viết bài luận Thạc sĩ hoặc hoàn thành dự án Thạc sĩ để có thể lấy bằng. Bằng cấp Thạc sĩ được cấp tại hệ thống giáo dục Mỹ được công nhận toàn thế giới.
Chương trình Tiến sĩ
Thông thường, để có được bằng Tiến sĩ, người học phải hoàn thành chương trình Thạc sĩ.
Tại Mỹ, sinh viên có thể học thẳng lên Tiến sĩ mà bỏ qua chương trình Thạc sĩ và thời gian học Tiến sĩ sẽ kéo dài khoảng 3 năm.
Một số du học sinh quốc tế dành đến 5 – 6 năm để hoàn thành việc học của mình. Hầu hết các sinh viên học Tiến sĩ đều có học bổng từ nhà nước hoặc học bổng của trường học
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm hệ thống giáo dục tại các quốc gia du học hàng đầu khác:
- Hệ thống giáo dục Úc
- Hệ thống giáo dục Canada
- Hệ thống giáo dục Anh
- Hệ thống giáo dục New Zealand
Quy định trong hệ thống giáo dục Mỹ
Sinh viên khi có nhu cầu du học Mỹ cần nộp bảng điểm, đây là văn bản chính thức chứng minh kết quả học tập.
Trong hệ thống giáo dục Mỹ, bảng điểm bao gồm: điểm thành phần và điểm trung bình (GPA). Mỗi trường học lại có yêu cầu khác nhau về bảng điểm nên sinh viên cần chú ý:
- Nên chọn trường học phù hợp với trình độ học vấn trong nước ở ngay thời điểm tìm trường
- Tìm hiểu rõ nhu cầu tuyển sinh của trường học đó. Cùng với đó là chương trình cấp bằng của trường học
- Liên hệ với người hướng dẫn để cập nhật thông tin tuyển sinh của trường.
Lịch học của sinh viên Mỹ
Theo đó, sinh viên sẽ bắt đầu năm học vào tháng 8, tháng 9 và kết thúc năm học vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau. Sinh viên Mỹ thường bắt đầu thời điểm học tập vào mùa Thu. Ngoài ra, cũng có rất nhiều khóa học được mở liên tục trong năm.
Một số trường Đại học chia năm học thành 2, 3 thậm chí 4 kỳ học. Việc chia kỳ học còn phụ thuộc vào trường học bạn lựa chọn.
Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục tại Mỹ và Việt Nam
Như vậy, có thể thấy hệ thống giáo dục tại Mỹ và Việt Nam có sự khác biệt nhất định. Bạn có thể so sánh dựa trên các tiêu chí như sau:
Thời gian học
Cấp Bậc | Tại Mỹ | Tại Việt Nam |
---|---|---|
Tiểu học | 5 năm | 5 năm |
Trung học cơ sở | 3 năm | 4 năm |
Trung học phổ thông | 2 năm | 3 năm |
Cao đẳng | 2 năm | 3 năm |
Đại học | 4 năm | 4 – 6 năm |
Thạc sĩ | 2 năm | 2 năm |
Tiến sĩ | 4 năm |
Chương trình học
Tại Mỹ: chương trình học khuyến khích học sinh tư duy, phát triển cá nhân. Sinh viên sẽ là người chủ động, thầy cô chỉ hướng dẫn.
Tại Việt Nam: chương trình học được đánh giá là áp lực với lượng kiến thức khổng lồ, mang tính lý thuyết. Hầu hết các sinh viên rập khuôn máy móc hơn là sáng tạo. Thành tích học tập cao nhưng lại không có tính ứng dụng thực tế. Học sinh còn bị động theo lối thầy giảng trò nghe.
Cơ sở vật chất
Tại Mỹ: đầu tư hệ thống vật chất giáo dục với trang thiết bị, công nghệ hiện tại. Tất cả đều phục vụ cho nhu cầu vừa học, vừa thực hành của học sinh, sinh viên.
Tại Việt Nam: cơ sở vật chất ở mức trung bình và hầu hết các trường đều thiếu thiết bị thực hành. Học sinh chủ yếu học trên lý thuyết, học trong sách vở.
Học phí
Tại Mỹ: Từ bậc Trung học trở xuống được miễn toàn bộ học phí và mức học phí bậc Đại học, Cao đẳng, Thạc sĩ tương đối cao.
Tại Việt Nam: Mức học phí tại Việt Nam tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu tính tổng chi phí trong suốt quá trình học tập lại cao.
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục của Mỹ là hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh. Chú trọng đến sự sáng tạo, tính cá nhân.
Cũng giống như Mỹ, mục tiêu giáo dục của Việt Nam cũng hướng đến sự phát triển toàn diện cho người học. Tuy nhiên, lại có thiên hướng phát triển kiến thức, chú trọng điểm số, thành tích hơn là sự sáng tạo cá nhân.
Hướng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh tuy nhiên có thiên hướng nhiều hơn để phát triển kiến thức, trọng thành tích và điểm số học thuật hơn là sự sáng tạo cá nhân.
Giá trị bằng cấp
Tại Mỹ: Bằng cấp được chứng nhận trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam: Bằng cấp chỉ được công nhận ở phạm vị trong nước.
Cơ hội việc làm
Tại Mỹ: Cơ hội việc làm rộng mở với mức lương cao. Nếu tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng, cơ hội còn lớn hơn rất nhiều.
Tại Việt Nam: sau khi tốt nghiệp, sinh viên thường phải học thêm các khóa nghiệp vụ. Sinh viên thường không thể đảm nhận công việc mà cần có người hướng dẫn, kèm cặp trong 1 thời gian.
Với những ưu điểm tuyệt vời, được hưởng chương trình giáo dục tại hệ thống giáo dục Mỹ luôn là mơ ước của rất nhiều sinh viên Việt Nam.
Hãy liên hệ ngay với Easygo để nhận lộ trình tư vấn du học MIỄN PHÍ nhé! Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các bài chia sẻ về du học Mỹ khác tại chuyên mục hành trang du học Mỹ nhé!